Da mặt bị đỏ, nóng, rát: Nguyên nhân tại sao, phải làm sao để chữa trị?

Có phải da mặt của bạn đang trong tình trạng rất tồi tệ:

Da mặt đột nhiên bị nổi đỏ bất thường. Cảm giác nóng, rát xuất hiện trên gương mặt khiến cho bạn ngày đêm lo lắng .

Trang nói đúng chứ! Không chỉ riêng bạn mà bất cứ ai cũng trở nên bất an khi gặp chuyện này.

Vậy thì tại sao da mặt bị nóng rát? Nguyên nhân khiến da bị đỏ, nóng rát là gì? Giải pháp nào có thể giúp bạn chấm dứt tình trạng trên?

Đừng lo lắng quá! Tất cả câu trả lời có ở trong đây.

Sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết được:

  • Tại sao da mặt bị nóng rát
  • Nguyên nhân da mặt bị đỏ
  • Cách trị da mặt bị đỏ và nóng rát
  • Khi nào thì nên gặp bác sĩ.

Có quá nhiều điều hữu ích trong 1 bài viết. Hãy kéo xuống và đọc ngay thôi!

Tìm hiểu tổng quan về da bị đỏ, nóng và rát

Bạn đã gặp tình trạng da đột nhiên đỏ ửng kèm theo nóng và rát hay chưa?

Đây không phải là 1 tình trạng da hiếm gặp. Da mặt bị đỏ có thể do nhiều nguyên nhân, mức độ nguy hiểm cũng tùy vào trường hợp cụ thể.

Sở dĩ vì sao Trang nói vậy. Bởi vì sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là:

  • Da bị đỏ: điều này có vẻ bình thường, bạn không cần lo lắng quá
  • Da mặt bị đỏ kèm theo nóng và rát: Đây là 1 vấn đề nghiêm trọng về da và cơ thể, bạn cần phải hết sức lưu tâm

Da mặt bị đỏ có thể chỉ xảy ra trong chốc lát rồi tự biến mất, nhưng trong 1 số trường hợp, tình trạng trên có thể kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng hoặc thậm chí lâu hơn thế nữa?

Xét về bản chất thì da mặt đỏ không thật sự quá nghiêm trọng trong trường hợp trên. Về cơ bản, đó là sự lưu thông và tuần hoàn máu hoạt động mạnh dưới lớp da hạ bì ( trong cùng) trong điều kiện da mỏng. Điều đó khiến cho lớp mạch máu nổi lên trên da và bạn có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.

Nhưng nếu da mặt bị đỏ kèm theo nóng, rát xuất hiện trên gương mặt thì lại là vấn đề nghiêm trọng. Điều này không chỉ liên quan tới làn da mà còn là sức khỏe của cả cơ thể.

Hãy xác định đúng tính chất làn da của mình để biết chính xác vấn đề có nghiêm trọng hay không? Da của bạn bị đỏ thông thường hay bị đỏ kèm theo nóng và rát?

Hãy xem xét thật kỹ vì nó thực sự quan trọng đấy!

[caption id="attachment_1170" align="aligncenter" width="700"]Da mặt bị đỏ phải làm sao? Tại sao da mặt bị đỏ? Da mặt bị đỏ phải làm sao? Tại sao da mặt bị đỏ?[/caption]

Tại sao da mặt nóng rát

Có rất nhiều nguyên nhân khiến da mặt bị đỏ, nóng và rát. Hãy cùng Trang xem xét 1 số nguyên nhân dưới đây để hiểu rõ vấn đề này.

Làn da bị cháy nắng

Rất có thể đây là 1 nguyên nhân gây nên tình trạng da mặt bị nóng, đỏ và rát.

Da mặt bị đỏ khi ra nắng không phải điều gì đó quá nghiêm trọng. Đây là hiện tượng da phản ứng thông thường với ánh nắng

Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ cho da có thể dẫn đến 1 số phản ứng.  Người ta gọi đó là hiện tượng cháy nắng tạm thời.

Hiện tượng cháy nắng tạm thời sẽ gây ra nóng, đỏ và rát trên khuôn mặt và làn da của bạn. Dưới ánh nắng mặt trời, da của bạn sẽ bị thiêu đốt khiến làn da vốn đã mỏng manh có thể đỏ ửng, nóng và khiến bạn có cảm giác bỏng rát da.

Cháy nắng tạm thời là 1 phản ứng bình thường của làn da. Nó sẽ tự động biến mất sau vài giờ khi bạn thoát khỏi vùng nắng và để lại vết cháy trên da. Thế nhưng! bạn cũng không nên để cho làn da bị cháy nắng, nó sẽ dẫn đến sạm đen và làm tối dần da của bạn.

Bỏng da

Không chỉ cháy nắng, làn da còn có thể bị tổn thương do rất nhiều nguyên nhân khác. Bỏng da do nhiều yếu tố cũng có khiến làm cho da bị đỏ, nóng và rát. Đây cũng có thể được coi là những cảm giác bỏng rát da.

Nhũng yếu tố có thể gây nên cảm giác bỏng rát da:

  • Bỏng nhiệt: Bị bỏng do làn da tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ quá cao
  • Bỏng hóa chất: Da tiếp xúc với các hóa chất độc hạu gây bỏng da, các chất acid nồng độ mạnh, chất tẩy rửa, xà phòng...
  • Bỏng điện: Bị giật điện gây bỏng da
  • Bỏng phóng xạ: Tiếp xúc với bức xạ mặt trời, tia cực tím, các tia UVA, UVB...

Sử dụng vitamin B3 quá liều

Vitamin B3 hay còn gọi là niacin là 1 loại vitamin rất bổ dưỡng cho cơ thể khi sử dụng đúng cách và đủ liều lượng. Tuy nhiên, khi sử dụng quá liều niacin sẽ dẫn tới những tác hại khôn lường ( ngứa, đau bụng, đỏ da, chóng mặt, gút, tiêu chảy, huyết áp cao, tim đập nhanh...).

Rất có thể đó là " thủ phạm" khiến da nóng và rát. Hiện tượng đỏ, nóng, rát da dỏ sử dụng  niacin quá liều thường xuất hiện chủ yếu trên da mặt, cánh tay và ngực.

Thông tin tham khảo: https://suckhoedoisong.vn/tac-hai-cua-viec-su-dung-vitamin-qua-lieu-n127583.html

Mãn kinh

Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinhmãn kinh có thể gặp nhiều vấn đề rắc rối về da và sức khỏe của mình.

Ngoài những vấn đề thường thấy đối với sức khỏe, phụ nữ khi bước vào thời kỳ này còn chứng kiến sự biến đổi rất lớn về làn da của mình. Điều này là do sự suy giảm của hoocmon sinh dục nữ estrogen gây nên những rối loạn trong cơ thể.

Các triệu chứng bao gồm:

  • Kinh nguyệt không đều
  • Cơ thể nóng hừng hực và bốc hỏa
  • Tâm sinh lý ảnh hưởng
  • Mất ngủ
  • Khô âm đạo
  • Đau nhức cơ thể và cảm thấy tức ngực
  • Da nóng, đỏ và rát rồi xấu dần đi
  • Sạm da, đen da, mụn, thâm, nám, tàn nhang xuất hiện ngày càng nhiều

Những triệu chứng này sẽ mất đi khi thời kỳ tiền mãn kinh kết thúc. Thời kỳ " đen tối" này kết thúc sớm hay muộn còn tùy thuộc vào cơ địa và môi trường mà mỗi người tiếp xúc, bao gồm cả dinh dưỡng...

Cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực

Cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của bản thân cũng có thể khiến da bị đỏ và nóng.

Bạn đã bao giờ cảm thấy ngượng ngừng, lo âu đến nỗi mặt đỏ ửng lên chưa?

Những cảm xúc thường là tiêu cực ( hoảng sợ, lo lắng, lo âu, buồn) sẽ dễ dàng kích hoạt trạng thái đỏ trên da. Vùng bị ảnh hưởng và dễ dàng nhận thấy là trên khuôn mặt hoặc cổ.

Đừng lo lắng, tình trạng này sẽ biến mất ngay sau đó. Vấn đề có vẻ không quá nghiêm trọng, nó gây ra mối quan tâm về thẩm mỹ nhiều hơn là y tế.

Sử dụng đồ ăn cay nóng

Sử dụng đồ ăn cay nóng rất dễ khiến da mặt bạn bị nóng và đỏ. Đây là 1 phản ứng tự nhiên của cơ thể trước các kích ứng từ đồ ăn cay. Điển hình là khi bạn ăn các loại ớt cay, bột ớt, tương ớt...

Những thực phẩm này khi vào cơ thể sẽ gây ra cảm giác cay nóng, làm tăng nhiệt độ, lưu lượng máu trong cơ thể gây ra hiện tượng đỏ và nóng da. Thậm chí, nó còn gây ra cảm giác dần dần, rát da nếu như da bạn quá yếu và mỏng.

Còn 1 nguyên nhân nữa đó là khi bạn tiếp xúc trực tiếp với các loại thực phẩm cay nóng này. Nếu bạn thái ớt cay rồi sau đó lấy tay dụi lên da, chắc chắn vùng da ủa bạn sẽ bị đỏ, nóng và rát.

Hiện tượng này sau đó sẽ dần biến mất ngay sau đó và không để lại dấu vết nào. Vì thế, nếu da mặt của bạn bị nóng và rát vì nguyên nhân trên thì không đáng lo ngại.

Cường giáp

Nếu bạn có tiểu sử hoặc đang mắc bệnh cường giáp thì đây cũng có thể là 1 nguyên nhân khiến da mặt của bạn trở nên nóng, đỏ, rát.

Cường giáp là bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hoocmon tuyến giáp dẫn dến việc tăng nồng độ lưu thông hoocmon trong máu. Kết quả là gây ra những tổn thương cho các mô và chuyển hóa.

Những triệu chứng của bệnh cường giáp:

  • Dễ xúc động, dễ nổi nóng, hay cáu gắt, tâm lý bất thường
  • Cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi hơn ình thường, ra mồ hôi trộm
  • Da nóng hơn bình thường có thể kèm theo sốt nhẹ
  • Nhịp tim tăng cao, lúc nào cũng hốt hoảng
  • Cơ thể suy nhược, gầy gò ốm yếu
  • Đỏ mặt từng lúc

Tham khảo thêm các triệu chứng bệnh cường giáp tại đây

Bệnh Rosacea

Rosacea hay còn gọi là chứng đỏ mặt là 1 bệnh lý kéo dài và thường gây ảnh hưởng đến khuộn mặt của người bị nhiễm . Bệnh này thường xuất hiện ở các vùng mũi, má và cằm. Chúng gây ra mụn nhọt, đỏ da và khiến da trở nên xưng tấy .

Về nguyên nhân gây ra bệnh rosacea thì hiện giờ vẫn chưa có kết luận rõ ràng. Có thể là do yếu tố di truyền từ những người thân trong gia đình. Bệnh này thường gặp ở phụ nữ hơn là đàn ông, độ tuổi thường gặp là từ 30-50 tuổi.

Bệnh thứ 5

Bệnh thứ 5 hay còn được gọi với cái tên ban đỏ nhiễm trùng là 1 bệnh khá phổ biến và thường mắc phải ở phụ nữ và trẻ em. Nguyên nhân gây bệnh là do virus Human parvovirus gây nên.

Các triệu chứng bao gồm: sốt, đau đầu, đau khớp, nổi ban đỏ, ngứa ngáy, đỏ rát da... Các triệu chứng trên thường tự hết sau khoảng 3-5 ngày.

Tác dụng phụ của thuốc tây

Không thể phủ nhận thuốc tây khiến cho việc điều trị bệnh trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thế nhưng, không ít những tác dụng phụ của thuốc tây lại khiến bạn đau đầu khốn đốn.

Nếu bạn đang điều trị bệnh hoặc có sử dụng thuốc tây thì rất có thể đây chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng da mỏng và rát . Hãy hỏi bác sĩ có chuyên môn xem những loại thuốc nào mình đang sử dụng có khả năng ảnh hưởng đến da của mình và tìm cách khắc phục phù hợp.

Các thành phần thuốc có khả năng gây nên tình trạng da mặt bị đỏ, nóng và rát:

  1. Thuốc giãn mạch
  2. Morphine trong thuốc giảm đau, các thành phần gây nghiện
  3. Doxorubicin
  4. Tamoxifen
  5. Rifampin

Với khả năng của mình, Trang chỉ có thể chỉ ra 5 thành phần đó. Hãy hỏi các bác sĩ có chuyên môn để tham vấn và biết thêm chi tiết bạn nhé!

Viêm da, dị ứng

Điều này thường xảy ra ở  1 số bạn có làn da nhạy cảm. Khi tiếp xúc với môi trường không phù hợp, da nhạy cảm sẽ rất dễ bị đỏ, nóng và rát, thậm chí có kèm theo ngứa.

1 số yếu tố có thể gây dị ứng lên da:

  • Các loại mỹ phẩm, sản phẩm không phù hợp với da
  • Đồ dùng hàng ngày: khăn mặt, chăn, chiếu, gối...
  • Lông thú cưng: chó, mèo...
  • Tác động môi trường, thời tiết, ô nhiễm...
  • Cơ thể gặp dị ứng với các loại thuốc đang sử dụng

Da mỏng

Da mỏng là làn da mỏng hơn so với da bình thường. Da mỏng có thể để lộ các đường mạch máu, gân guốc bên trong da khiến cho nó trở thành 1 làn da nhạy cảm.

Dưới các tác nhân của ánh nắng mặt trời cũng như các điều kiện không thuận lợi, da mỏng sẽ dễ dàng bị tổn thương. Theo đó, làn da cũng trở nên đỏ, nóng, rát hơn so với da bình thường.

Da mỏng và đỏ hay da đỏ và mỏng là điều hoàn toàn có thể hiểu được với cách giải thích trên.

Xem thêm: Da mặt mỏng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị tại đây

Ngộ độc Corticoid trên da

Sử dụng các mỹ phẩm không phù hợp, chứa nhiều corticoid sẽ dẫn đến tình trạng da bị ngộ độc và trở nên đỏ, nóng và rát.

Không chỉ có trong mỹ phẩm, kem trộn, Corticoid còn có trong các thành phần thuốc bôi da. Hãy cẩn thận với thành phần này.

Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân gây ra tình trạng nóng, đỏ, rát da trên còn rất nhiều nguyên nhân khác. Có thể kể đến như:

  • Nhiễm độc carcinoid trên da
  • Viêm da, nhiễm trùng
  • Mụn trên da mặt: mụn trứng cá
  • Da mỏng, da yếu
  • Yếu tố di truyền
  • Thời tiết, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
  • Môi trường ô nhiễm, tiếp xúc với hóa chất
  • Mắc phải hội chứng Cushing
  • Sốt ban đỏ
  • Rối loạn cảm xúc Agoraphobia
  • Sử dụng đồ uống có cồn như rượu vang, bia...
  • .........

Da mặt bị đỏ phải làm sao?

Da mặt bị đỏ, nóng và rát phải làm sao? Hướng xử lý như thế nào?

Trước tiên, bạn cần xác định được nguyên nhân gây nóng, đỏ và rát trên da có thuộc nguyên nhân nào trên kia không? Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bạn biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề và đồng thời tìm được cách giải quyết phù hợp.

Nếu nguyên nhân là do đồ ăn cay nóng, thời tiết, rượu bia, dị ứng thì vấn đề không quá nghiêm trọng. Bạn chỉ cần cách ly khỏi các yếu tố đó. Còn nếu nguyên nhân là vì  mắc phải các bệnh và biến chứng của chúng thì bắt đầu nghiêm trọng rồi đấy! Hãy đi gặp bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được tư vấn.

Tốt nhất, hãy theo dõi tình trạng da của mình. Những dấu hiệu nóng, rát, đỏ trên da ở mức độ nhẹ thường biến mất sau 1 ngày. Nếu tình trạng trên kéo dài, hãy ngay lập tức đi gặp bác sĩ.

Cách trị da mặt bị đỏ

Dưới đây là những điều bạn nên làm và không nên làm khi sở hữu làn da đỏ, nóng và rát. Chúng sẽ giúp bạn tạm thời khắc phục và làm đỡ đi phần nào tình trạng tồi tệ trên làn da.

Nên làm

  • Cố gắng uống thật nhiều nước để hạ nhiệt và tăng cường chức nang đào thải của da.
  • Chăm sóc da bằng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng da
  • Rửa mặt nhẹ nhàng, sử dụng loại sữa rửa mặt có độ PH trung tính dịu nhẹ với làn da
  • Bổ sung các dưỡng chất như vitamin A, B, C, D, E cho cơ thể và làn da của bạn
  • Uống nhiều nước sinh tố hơn mỗi ngày là 1 điều cực kỳ tốt
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm giảm tình trạng đỏ rát trên da
  • Sử dụng mỹ phẩm cẩn trọng và phù hợp, cân nhắc khi sử dụng
  • Bảo vệ làn da, cách ly khỏi các nguyên nhân gây hại cho da
  • Giảm sử dụng đồ ăn cay nóng

Khi nào thì bạn nên đi gặp bác sĩ?

Thông thường, da mặt bị đỏ, nóng và rát sẽ tự hết sau 1-2 ngày nếu không có gì đó nguy hiểm.

Khi bạn thấy vấn đề trở nên nghiêm trọng và kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống, hãy đi gặp và tham vấn các bác sĩ có chuyên môn. Bạn sẽ được giải đáp hết các thắc mắc và tìm ra biện pháp chữa trị nhanh nhất, phù hợp nhất cho làn da của mình.

Kết:

Như vậy, trong bài viết hôm nay, bạn đã hiểu rõ được nguyên nhân thực sự khiến da mặt bị đỏ, nóng và rát cũng như cách điều trị tình trạng này. Hy vọng những kiến thức mà Trang chia sẻ hữu ích và giúp đỡ được bạn phần nào.

Organictranganh chúc bạn luôn tự tin và xinh đẹp với làn da và khuôn mặt của mình.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc thêm những hướng dẫn chăm sóc da mặt hữu ích dưới đây:

  • Cách trị da mặt khô bong tróc tại nhà hiệu quả chi tiết tại đây
  • Hướng dẫn chăm sóc da khô toàn tập tại đây
  • Hướng dẫn từng bước chăm sóc da mặt mỏng ở đây
  • Bí quyết làm sao để da mặt trắng, hết khô, không còn khô và láng mịn? tại đây
  • Tư vấn sau khi đắp mặt nạ có nên rửa mặt hoặc dùng kem dưỡng hay không? tại đây
  • Học cách làm mặt nạ tự nhiên cho da nhờn tại đây
  • Cách làm trắng da nếu bạn đang ở tuổi 12, 13, 14 sẽ khiến bạn dậy thì thành công tại đây
  • Cách chữa trị da bị sạm đen đơn giản và hiệu quả ít ai biết tại đây

 

 

 

 

 

 

Đọc nguyên bài viết tại : Da mặt bị đỏ, nóng, rát: Nguyên nhân tại sao, phải làm sao để chữa trị?

Comments

Popular posts from this blog

Túi lọc gội đầu thảo dược Reel Beaute có thay thế được dầu gội CN?

Tác dụng của bồ kết, mần trầu, vỏ bưởi... trong nước gội đầu Reel Beaute

Danh sách các Mạng Xã Hội Organictranganh tham gia